Cách đánh bóng inox, hướng dẫn đánh bóng inox bóng mờ hairline và bóng gương
Chi tiết sản phẩm
Cách đánh bóng inox và các vật liệu kim loại khác
Hôm nay PQ Việt Nam xin chia sẻ các đánh bóng inox cho tất cả các bạn quan tâm đến quy trình đánh bóng inox.
1. Tổng quan về kim loại inox
Trước hết, như ta đã biết inox là một hợp kim gồm nhiều nguyên tố sắt, kẽm, carbon, niken, crome…
Độ cứng inox , độ sáng bóng và khả năng chống sét rỉ phụ thuộc vào các thành phần đó.
Ở inox đặt tinh nổi bật nhất và khả năng chống sét rỉ trước các tác động của môi trường xung quanh như acid, bazo, muối trong môi trường thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất có tinh ăn mòn nhẹ… Với tinh chất ưu như vậy nên inox được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghê: Thiết bị dược phẩm, thiết bị thực phẩm, inox cho ngành trang trí, inox đồ da dụng…
Và chắc chắn rằng các thiết bị và sản phẩm cao cấp làm từ inox phải có bề mặt có độ bóng đạt được yêu cầu kỹ thuật cao.
2. Độ bóng inox
Độ bóng inox được chia ra làm các loại sau:
· Inox có bề mặt thô:
Là loại bề mặt inox đúc, hoặc cán thô thường được gọi là No1.
· Bề mặt inox tinh 2B:
Là loại inox được nhập khẩu từ nước ngoài về bề mặt có độ bóng mờ, thường thì inox tấm có độ dày <5mm thường được gọi là 2B. Bề mặt inox này khá đẹp nhưng trong quá trình gia công ít nhiều sẽ làm bề mặt này bị xước, cháy, và ố vàng.
· Bề mặt inox Hairline HL:
Là loại inox có các xước nhỏ hoặc sọc nhỏ rất mịn và đều trên nền inox bóng, inox hairline chia làm 2 loại, inox hairline mịn sọc ngắn và inox hairline sọc dài thường gọi là No4. Loại Hairline sọc ngắn mịn có thể gia công bằng Phương pháp thủ công.
· Bề mặt inox bóng mờ:
Là loại inox hairline được sử lý bằng cách đánh bóng qua nỉ vải, loại nỉ thường được gọi là nỉ đánh sọc hairline hoặc sơ mài đánh sọc xước hairline, loại nỉ này có 2 dạng là bánh nỉ và vòng nỉ.
· Bề mặt inox bóng gương mirror BA
Là loại inox rất sáng bóng thường gọi là No8 hoặc BA. Loại inox này có thể soi gương được. Độ bóng inox có được rất đa dạng và phụ thuộc vào loại lơ và bảnh vải sử dụng để đạt được độ bóng như vầy. Chất lượng inox bóng gương được đánh giá thông qua các thông số: Cảm quan bằng mắt thường, độ bóng sâu, thông số đo độ mịn từ máy Ra,Rz…
3. Quy trình đánh bóng inox
Đánh bóng inox là 1 quy trình làm cho bề mặt inox thô ban đầu, đạt được độ bóng theo yêu cầu có thể là hairline hoặc bóng gương BA. Tùy vào mục đích sử dụng sản phẩm sau khi đánh bóng là hoàn thiện hay chỉ là tiền xử lý cho quá trình khác, như xi mạ hoặc sơn phủ trang trí.
Đánh bóng inox có thể đánh trên nguyên liệu phôi ban đầu hoặc đánh hoàn thiện sản phẩm.
Quá trình đánh bóng đòi hỏi sự kiên trì, không được bỏ công đoạn , và phải đúng từng công đoạn, đánh bóng phụ thuộc rất nhiều kỹ năng đánh bóng của công nhân, tiêu chuẩn sản xuất và thông số máy đánh bóng.
a. Công đoạn mài thô:
Là sử dụng các loại nhám mài để dỡ bỏ đi lớp bề mặt thô ban đầu. Loại giấy nhám thường sử dụng cho quá trình này là P80 và P120. Thường là sử dụng dạng nhám vòng.
P80 để xóa bề mặt xấu và P120 để xóa bề mặt tốt. Máy sử dụng để mài thô gồm có máy đánh bóng dạng cầm tay, bao gồm máy và lõi cao su tự bung để giữ vòng giấy nhám có kích thước 100x314 mm và loại máy thường sử dụng là WPO PQ 14-25E.
hoặc là loại máy đánh bóng cố định, kích thước nhám thường là 75x2000 mm. Máy thường sử dụng là GXC PQ 75 2H.
b. Công đoạn mài tinh lần 1:
Sử dụng loại nhám mịn hơn để xóa đi các vết xước sâu ở quá trình mài phá trước, loại giấy nhám vòng sử dung cho quá trình này là loại nhám P180 hoặc P240 tùy vào bộ mịn bề mặt sản phẩm ở giai đoạn trước.
PQ cũng chia sẻ rằng ở thị trường nhám Việt Nam, loại nhám mịn P180 và P240 hầu hết có là loại nhám hạt nhôm aluminum có xuất xứ từ Trung Quốc, loại nhám này có màu nâu hoặc đỏ, đánh rất mau mòn, chỉ cần đánh 5 6 lần mài là nhám bị mòn, tốn chi phí sử dụng và thời gian thay nhám. Hiện tại có loại nhám xanh có nguồn gốc từ CHLB Đức mang tên PQ Starcke . Loại nhám xanh này có hạt rất lớn nhưng đánh bóng lại rất mịn.
c. Công đoạn mài tinh lần 2 hay còn gọi là mài đáng bóng hairline
Sử dụng loại nhám có độ mịn hơn để đạt được độ xước mịn, đều và thường gọi là độ xước hairline. Loại nhám sử dụng là loại nhám xanh PQ Starcke. Có độ hạt P320 và P400. Nhiều nhà sản xuất dừng việc đánh bóng ở công đoạn đánh bóng tinh này vì độ bóng hairline có được bề mặt khá đồng đều và đẹp. Để các xước mịn và tinh hơn. Người ta thường sử dụng thêm loại nỉ đánh sọc để vuốt lại bề mặt. Nỉ gồm có dạng viên hoặc đai vòng có các thông số P100, P180, P280.
d. Công đoạn mài tiền xứ lý, đánh bóng gương
Sử dụng loại nhám có độ mịn cao nhám sử dụng sẽ có độ nhám như sau: Nhám xanh P600, nhám xanh P800, nhám Trizact A45, nhám trizact A16, nhám trizact A6.
Nhà sản xuất có thể bỏ bớt 1 – 2 giai đoạn này tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm cuối cùng mong muốn. Sản phẩm sau khi đánh bóng tiền xử lý có độ bóng gần gương. Với những thiết bị dùng cho ngành công nghiệp thì độ bóng ở công đoạn nhám A6 có gọi là đạt và tạo ra sản phẩm.
e. Công đoạn đánh bóng gương tạo ra sản phẩm
Sử dụng bánh vải và lơ đánh bóng để tạo ra sản phẩm có độ bóng hoàn hảo, có độ sáng bóng và độ gương cao. Ứng dụng cho sản phẩm Cúp bóng đá, tay chơi golf, đồ nội thất cao cấp, sản phẩm cơ khí chính xác, đồ vi sinh trong công nghiệp….
Công đoạn đánh bóng đạt được độ bóng gương bao gồm 4 bước tương ứng với 4 loại lơ, sáp đánh bóng sử dụng khác nhau. Sản phẩm sau hoàn thiện có độ bóng rất đẹp. Các loại lơ đánh bóng: SC; PP; IP; FF xuất xứ từ Đức.
Các sản phẩm có thể tham khảo ở website: www.cokhivn.vn hoặc liên hệ công ty PQ Việt Nam
Thông tin: