Quy trình đánh bóng gương inox, đánh bóng gương Super Mirror Inox. Sáp đánh bóng inox, bánh vải đánh bóng inox
Chi tiết sản phẩm
Quy trình đánh bóng gương inox, đánh bóng gương Super Mirror Inox. Sáp đánh bóng inox, bánh vải đánh bóng inox
Tìm hiểu về cấu tạo và cách phân loại giấy nhám
Giấy nhám đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều ngành sản xuất khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo và các cách phân loại vật dụng phổ biến này.
1. Cấu tạo của Nhám
Giấy nhám được cấu thành từ 3 phần, bao gồm hạt nhám, keo dính, lớp lưng làm bằng giấy hoặc là vải. Trong đó, hạt nhám (còn được gọi là hạt mài) là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm của giấy nhám. Ngày nay có rất nhiều loại hạt mài khác nhau, tùy từng loại giấy nhám, giá thành và các nhà sản xuất mà mỗi loại giấy nhám có thể sử dụng các loại hạt mài chẳng hạn như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa...
Tiếp theo, keo dính là thành phần có tác dụng tạo gắn kết giữa các hạt mài với nhau và giữa các hạt mài với lớp vải hoặc giấy.
Cuối cùng, giấy hoặc vải chính là phần dùng để chứa các hạt nhám trên đó, tạo điều kiện dễ dàng trong việc sử dụng. Các sản phẩm dùng chất liệu vải sẽ được gọi là vải nhám, còn dùng giấy đơn thuần thì được gọi là giấy nhám. So với giấy, vải nhám mềm hơn, cho khả năng luồn lách để tiếp cận dễ dàng hơn với các góc khuất của sản phẩm.
2. Các cách phân loại giấy nhám
Thông thường giấy nhám sẽ được phân loại dựa trên hình dạng, chức năng hoặc là độ nhám. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ nét về các loại giấy nhám được phân loại theo hình dạng.
Nếu phân theo hình dạng, chúng ta có:
1. Giấy nhám thùng: đúng như tên gọi của mình, dòng sản phẩm này được sản xuất để kết hợp với máy chà nhám thùng, chuyên dụng trong khâu làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên.
2. Giấy nhám cuộn: tức là giấy nhám được sản xuất với quy cách thành từng cuộn, có chiều rộng từ 300mm đổ xuống, chuyên dùng kết hợp với các loại máy chà nhám cầm tay.
3. Giấy nhám tờ: loại này có kích thước phổ biến là 230 x 280, thường được sử dụng để chà nhám thủ công bằng tay, trong một số trường hợp cũng có thể được kết hợp cùng máy chà nhám cầm tay. Loại này thường được ứng dụng trong khâu sơn PU.
4. Giấy nhám vòng: Là loại giấy nhám được gia công theo dạng vòng, kết nối với nhau bằng keo dán.
5. Nhám xếp: Thực chất là một dạng của vải nhám, có hình tròn được cắt ra thành từng miếng và xếp lại cùng nhau nên được gọi là nhám xếp.
6. Nhám trụ: Còn được gọi với cái tên khác là nhám chuôi, được dùng để đánh nhám tại các góc cạnh mà các loại giấy nhám khác không thể luồn vào được.
Thông tin: