Nên chọn giấy nhám nào cho ngành gỗ và giấy nhám nào cho ngành kim loại?
Chi tiết sản phẩm
Nên chọn giấy nhám nào cho ngành gỗ và giấy nhám nào cho ngành kim loại?
Trong sản xuất các mặt hàng công nghiệp chắc chắn để cạnh tranh ra ngoài thị trường và được người tiêu dùng đón nhận một cách lâu dài. Thì sản phẩm phải được nâng cao từ chất lượng bên trong cho đến hình dáng mẫu mã bên ngoài.
Sự cân bằng yếu tố đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chọn lựa từ khách hàng. Để một sản phẩm có chất lượng tốt trong công nghiệp thì phải cần nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bí quyết công nghệ đóng vai trò trọng yếu.
Nói đến công nghệ thì phải nói đến cách thức gia công và vật liệu sử dụng để gia công. Đối với ngành giấy nhám cho gỗ và kim loại thì chúng ta phải hiểu rõ bản chất để sử dụng đầu tư.
Cấu tạo của giấy nhám gồm 3 phần. Hạt mài, nền vải nhám giấy nhám và keo dinh.
Với các yếu tố đó giấy nhám ngành gỗ yêu cầu.
Với ngành gỗ, bản chất của gỗ là mềm và dính, liên kết của gỗ yếu nên dễ bị mài mòn và bản thân của gỗ cũng có chất nhựa kết dính.- Hạt mài mòn không cần phải rất bén và nhưng phải đều. Không cần độ cứng cao. Gỗ mềm nên phải phân cấp độ hạt ra nhiều cấp khác nhau để có thể đa ứng dụng. mài thô, mài tinh, mài chuẩn bị đánh bóng. Độ hạt ngành gỗ bắt đầu từ P4O đến P2OOO.
- Vấn đề thoát vụn gỗ phải rất quan tâm, nên nhám trong ngành gỗ, nếu chà khô không sử dụng nước.
Nếu sử dụng thủ công bắt buộc giấy nhám phải có 1 lớp chống dinh ở bề mặt, thông thường lớp chống dinh đó dạng bột đá màu trắng được phủ lên giấy nhám, để tránh bám dinh.
Nếu sử dụng cho máy công nghiệp ( nhám vòng, nhám thùng, nhám băng ) thì bắt buột mật độ hạt phải thưa ra. Để vụn và bụi thoát ra không dinh trên bề mặt.
- Vấn đề góc cạnh lúc chà, đối với các góc cạnh khó chà, yêu cầu giấy nhám phải có nền vải mềm, dẻo có thể uốn cong được. Trong công đoạn chà tinh, hoặc gỗ mềm thì phải bắt buột dùng giấy nhám có nền vải rất mềm. Gọi là vải nhám tờ, hay vòng vải nhám mềm mịn. Trong chuyên môn giấy nhám, người ta gọi là “giấy nhám phơi sương” vì loại giấy nhám này bền, mài xong có thể nhung nước rồi phơi lên lần sau dùng tiếp nhiều lần được.
Với các yếu tố đó giấy nhám ngành kim loại yêu cầu.
- Hạt mài mòn phải rất bén và đều. Bởi vì kim loại có độ cứng cao nên keo dùng trong giấy nhám phải rất chắc. Các hạt mài mòn cho giấy nhám kim loại là hạt Alumium, Zirconia, Ceramic, Silic carbon. Mỗi hạt có những đặt tính kỹ thuật riêng biệt. Hạt Alunium ít bền nhưng được cái là rất đồng đều. Silic carbon thì bén hơn Alunium. Zirconia thì lại bén và bền, nhưng có nhược điểm là chỉ có hạt thô thôi độ hạt chỉ trải đều từ P 16 – P12O. Ceramic thì là công nghệ mới nhất hiện nay, với độ mài mòn rất nhanh, nhưng nhược điểm giá thành lại đắt. Nên ít được ưa chuộng ứng dụng trong sản xuất. Đặt biệt, với những ứng dụng cần độ mài mòn cao và không nhiễm từ như là đầu dò kim loại, mạch điện tử. Nhật Bản đã phát minh ra nhám có độ hạt mịn từ Carbon siêu cứng hay được gọi là nhám kim cương.
Vấn đề lớn nhất đối với ngành kim loại hoặc inox nói riêng là bản chất kim loại rất cứng nên giấy nhám mau mòn ở các giấy nhám có độ hạt mịn từ P18O trờ lên. Bởi vì vậy trên thế giới có một công nghệ bí quyết đó là hạt Pearl, là sự kết hợp của nhiều hạt nhỏ Alumium thành 1 hạt lớn, sau đó hạt lớn này được gắn trên nền vải nhám. Nhìn rất thô nhưng mài mòn thì lại mịn. Và công nghệ mới này mới xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2O14. Độ bền nhám này gấp 1O lần so với nhám phổ thông, nhưng giá thành chỉ đắt hơn gấp 3 lần.
Các sản phẩm ấy bạn có thể tìm kiếm ở www.giaynhamnhat.com, www.cokhivn.vn hoặc www.thietbinhapkhau.com
Thông tin: