NGUYÊN LÝ ĐÁNH BÓNG, XI, MẠ TRONG CHẾ TÁC TRANG SỨC
Chi tiết sản phẩm
Giai đoạn đánh bóng, xi, mạ trong chế tác trang sức khá quan trọng vì đây là một khâu góp phần vào tổng thể của bộ mặt của trang sức.
1.Các dụng cụ cần thiết để làm trong công đoạn này.
Trong giai đoạn này cần các dụng cụ cần thiết gồm có:
Máy đánh bóng với động cơ quay với tần số 2800-3000 vòng/phút và các công cụ đánh bóng bằng tay cần thiết.
Các loại đồ gá đặc biệt dùng cho vị trí góc, các mặt trong hoặc các đế để cẩn hột đá.
Bàn chải, đá và bột đánh bóng: giúp cho bề mặt món trong sức bóng đẹp hoàn hảo hơn, người thợ kim hoàn dùng hai bộ dụng cụ riêng để đánh bóng và mài bóng.
2. Giai đoạn đánh bóng
Cả hai bước đều làm cho món trang sức đạt được độ bóng như gương hay còn được gọi tắt là độ bóng gương.
Công việc đầu tiên ở giai đoạn này là người thợ sẽ xem xét cẩn thận lại các chi tiết cần đánh bóng rồi mới lựa chọn dụng cụ đánh bóng thích hợp cho món trang sức. Khi đánh bóng, người thợ sẽ dùng lơ trắng và lơ đỏ. Một loại dùng để làm cho sáng lên còn loại kia làm cho mòn đi những chỗ xước nhỏ còn lại sau khi đã chà qua giấy nhám mịn. Cách sử dụng:
Lơ trắng thì có tác dụng đánh khô chỉ cần đưa lơ vào bàn chải rồi đánh bóng thôi.
Lơ đỏ thì cạo lơ ra, quậy nó sền sệt với xăng để đánh bóng.
Để tránh làm tròn các cạnh mép cần độ sắc sảo thì người thợ sẽ mài cứng cho những mặt phẳng và bánh màu với các dây thép cứng cho các dạng hình tròn. Tiếp theo là hoàn thiện bề mặt bằng mài bóng với bột mài có độ cứng thấp rồi lại giảm độ cứng xuống. Và công đoạn cuối cùng là làm sạch toàn bộ chi tiết khi rửa sạch với nước bóng sau đó cho vào máy rung vài phút rồi lau thật khô.
3. Giai đoạn xi và mạ
Sau khi mài bóng xong, người thợ sử dụng máy xi và nước xi để xi món đồ này có thể xi bằng tay. Họ có nhiều lựa chọn để xi: xi bạc, xi trắng, xi vàng hay xi màu đồng. Ngoài ra còn có thể xi bằng một lớp plantium hay rhodium để bảo vệ món trang sức và lâu bị mờ hơn
Mục đích của xi mạ là làm cho sản phẩm đẹp và chống ăn mòn và tăng giá trị sản phẩm, phục vụ chủ yếu cho tính thương mại. Ban đầu khi sử dụng xi mạ đơn thuần chỉ làm đẹp nên có nhiều trường hợp lớp xi mạ bị bong ra, khiến các chi tiết bị rỉ sét và trở nên xấu xí.
Một món trang sức bằng vàng sau khi đã mạ hoàn chỉnh có thể giữ được khoảng 1 năm mà không bị mất màu nhưng trang sức bạc thì khoảng 6 tháng. Thời gian mạ lâu hay không thì tùy kích thước món đồ và cũng tùy theo ý khách hàng muốn lớp mạ của trang sức dày hay mỏng.
4. Nguyên lí mạ chia làm hai loại lớn là mạ điện và mạ trao đổi ion
Nguyên lý mạ điện
Nguyên lý mạ điện là công nghệ thông dụng thường được thực hiện bằng hệ thống gồm có: điện cực, các bể mạ dùng để chứa dung dịch điện li và hóa chất thích hợp cho xủ lý vật cần mạ, nguồn điện cung cấp các dạng dòng mạ, các thiết bị phụ trợ nhằm ổn định nhiệt độ, độ pH...
Nguyên lý của mạ điện là quá trình điện phân khi dòng điện chạy qua dung dịch điện phân. Chi tiết cần mạ được nhúng vào dung dịch điện phân (thường là dung dịch các muối kim loại cần mạ) và được nối với cực âm, còn cực dương là thanh kim loại đồng chất với lớp mạ. Khi dòng điện chạy qua thù những ion kim loại của cực dương hào tan trong dung dịch điện phân. Hoặc những ion dương của dung dịch điện phân sẽ bán lên bề mặt chi tiết cần mạ.
Đặc điểm
Lớp mạ có độ bám cao, độ cứng tùy thuộc vào việc chọn vật liệu mạ
Kim loại gốc không bị nung nóng do đó tính chất cơ học và hình dạng không bị thay đổi
Khuyết điểm của phương pháp mạ điện là khi lớp mạ này dày thì thời gian mạ phải dài ra và tính chất của nó cũng kém đi.
Các thợ xi mạ không dùng những bể mạ lớn mà chỉ dùng với quy mô nhỏ bằng cách sử dụng những hũ thủy tinh nhỏ và mạ từng cái.
MỌI CHI TIẾT VỀ THÔNG TIN ĐÁNH BÓNG XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ 0982 620 546 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN