CÁC LOẠI GIẤY NHÁM CHÀ GỖ PHỔ BIẾN
Chi tiết sản phẩm
Bạn có nhu cầu mua giấy nhám chà gỗ? Bạn chưa biết đặc điểm của các loại giấy nhám như thế nào và đâu mới là loại giấy nhám phù hợp với nhu cầu chà gỗ của mình? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé.
1. Giấy nhám là gì?
Trước khi tìm hiểu đặc điểm của các loại giấy nhám chà gỗ thì điều bạn không thể bỏ qua đó là định nghĩa giấy nhám. Theo đó, trong tiếng Anh giấy nhám được gọi là Glasspaper với ý nghĩa là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn kết với bề mặt của nó, cụ thể ở đây là gỗ.
Sử dụng giấy nhám giúp loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô trên bề mặt gỗ. Qua đó giúp bề mặt của sản phẩm trở nên mịn màng hơn. Làm nền cho các bước gia công tiếp theo của một quy trình sản xuất.
2. Các loại giấy nhám chà gỗ
Trên thị trường có nhiều loại giấy nhám chà gỗ khác nhau và nó được phân loại dựa vào chức năng và độ cát.
Phân loại giấy nhám chà gỗ theo chức năng
+ Giấy nhám thùng
Loại giấy nhám này với kích thước lớn và được sản xuất ra để sử dụng cho máy nhám thùng. Đặc điểm của máy nhám thùng là lớn, chuyện sử dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hay có 3 kích thước phổ biến là 60mm, 900mm và 1300mm.
+ Giấy nhám băng (cuộn)
Đây là loại giấy nhám có kích thước nhỏ và thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống. Loại giấy nhám này đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn và hay được sử dụng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ thành từng miếng tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.
+ Giấy nhám tờ
Loại giấy nhám này có kích thước phổ biến là 230x280mm. Thông thường, nó được sử dụng để chà nhám bề mặt bằng tay thủ công hay dùng máy rung cầm tay để phục vụ cho quá trình xả nhám khi sơn PU.
Phân loại giấy nhám chà gỗ theo độ cát
Có thể hiểu một cách đơn giản độ cát chính là độ thô của tờ giấy nhám và nó được ký hiệu chung bằng chữ P. Độ cát của giấy nhám được phân loại từ thấp đến cao, tương ứng với độ mịn của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay, chúng được phân thành một số loại như sau:
+ P40: Đây là loại giấy nhám có công dụng phá bề mặt thô ráp của gỗ, mang lại độ phẳng tương đối.
+ P80: Tương tự như P40, đây cũng là loại được xếp vào nhóm giấy nhám phá, đem lại bề mặt mịn màng hơn một chút so với P40.
+ P180: Loại giấy nhám này có công dụng giúp bề mặt mịn màng hơn trước khi sơn lớp PU lên.
+ P240: Công dụng của loại giấy nhám này là để xả lót PU trong quá trình sơn.
+ P320: Loại giấy nhám xả này đảm bảo độ mịn màng tương đối cao.
+ P400: Những ai có nhu cầu cao về độ mịn màng của bề mặt gỗ thì lựa chọn loại giấy nhám này. Nó được xếp vào danh sách những loại giấy nhám có khả năng đem lại độ mịn bề mặt cao nhất hiện nay.
Một điều mà người dùng cần lưu ý đó là khi độ nhám càng cao thì đồng nghĩa với việc nó sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, tại một số cửa hàng có chào bán dòng giấy nhám có độ mịn 500, 600, tuy nhiên mức nhám cao nhất chỉ đạt ở ngưỡng 400. Đối với nhu cầu chà gỗ thì chỉ cần loại giấy nhám 400 là có thể đạt yêu cầu của khách hàng khó tính nhất rồi.
3. Lưu ý khi dùng giấy nhám chà gỗ
Khi sử dụng giấy nhám chà gỗ người dùng phải mang vật dụng bảo hộ lao động đầy đủ như găng tay, kính chống bụi, khẩu tráng,… Có như vậy mới giúp bảo vệ người dùng tránh khỏi bụi bẩn, phôi từ bề mặt của gỗ bám vào gây sát thương cơ thể.
Nếu thao tác bằng máy bạn phải kiểm tra các khớp nối của máy đã đủ chặt chẽ hay chưa. Nếu như lỏng lẻo thì chúng rất dễ bị văng ra ngoài và gây tổn thương cho sức khỏe cũng như tính mạng.
Trên đây là đặc điểm các loại giấy nhám chà gỗ và cách sử dụng chúng hiệu quả. Còn muốn nắm rõ hơn về cách sử dụng cũng như mua giấy nhám phù hợp với nhu cầu thì đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày bạn nhé.